Khởi nghiệp qua con số thống kê và những điều cần biết
Có gắng lập kế hoạch, duy trì lộ trình, phát triển quy mô doanh nghiệp đúng thời điểm. Đồng thời, có bên cạnh một
Lĩnh vực khởi nghiệp ngày càng được đa dạng hóa và đang dần trở thành xu hướng. Điều này không chỉ là tự khẳng định mình, thể hiện năng lực và hơn nữa là tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Lưu ý về biến động của thị trường để có thêm nhiều doanh nghiệp mới thành công hơn trên con đường này.
Số liệu thống kê tình hình khởi nghiệp
Trong vòng 5 năm đầu khởi nghiệp, có đến 50% doanh nghiệp không đủ sức trụ vững trên thị trường. Nếu doanh nghiệp mới vượt qua được 2 năm đầu tiên thì nguy cơ thất bại sẽ giảm ở mỗi năm tiếp theo. Ví như trong năm đầu tiên nếu có 25% doanh nghiệp mới không tồn tại được thì con số này giảm còn 10% khi qua được 5 năm và 6% vào năm thứ 10.
Khi xét về kinh nghiệm trong khởi nghiệp, cho thấy những ai đã từng thành công trong việc sáng lập doanh nghiệp mới thì sẽ nắm giữ 30% cơ hội tương tự cho lần tiếp theo. Đối với người gặp thất bại con số này là 20% và người lần đầu khởi nghiệp là 18%.
Việc học thuật đương nhiên sẽ mang đến cho bạn nền tảng cơ bản, kiến thức chung và khả năng tiếp thu, kết nối trong tương lai. Thống kê cho thấy 95% các doanh nhân có ít nhất một bằng cử nhân.
Tăng quy mô quá nhanh là một trong các lý do của sự thất bại khi khởi nghiệp. Ngoài ra, tỷ lệ thành công có thể tăng lên nếu không chỉ một mà có hai nhà sáng lập. Điều này làm tăng nhanh hơn 30% vốn đầu tư, khách hàng nhanh gấp 3 lần đầu tư và tránh khả năng mở rộng quy mô quá nhanh.
Nhận xét chung về kết quả khởi nghiệp
Doanh nghiệp mới dễ dàng nhận biết rằng nếu xây dựng nền tảng vững tốt ngay từ đầu thì mới có thể phát triển lên được. Bao gồm tính khả thi và đặc biệt của ý tưởng kinh doanh, tiềm năng khách hàng, quy mô sản xuất, khả năng cạnh tranh, đối mặt rủi ro.
Thực tế cho thấy nếu những ai đã từng trải qua thất bại trong việc khởi nghiệp thì sẽ có những chuẩn bị và kế hoạch hiệu quả hơn cho lần kế tiếp. Nên chọn lĩnh vực là thế mạnh của mình, tìm cố vấn đáng tin cậy để giúp bạn ứng phó với các vấn đề khác. Sau đó là xây dựng một đội ngũ nhân sự cùng đồng hành, sẵn sàng vượt qua khó khăn thách thức.
Có gắng lập kế hoạch, duy trì lộ trình, phát triển quy mô doanh nghiệp đúng thời điểm. Đồng thời, có bên cạnh một người đồng sáng lập vẫn tốt hơn chỉ đơn lẻ một mình. Cùng chí hướng, mối quan tâm nhưng mỗi người sẽ giữ vai trò chủ chốt khác nhau. Các ý tưởng sáng tạo, phân tích rủi ro, sự động viên, khích lệ, nhắc nhở nhau sẽ mang đến thành công to lớn hơn trong quá trình khởi nghiệp.
Leave a Reply