Cuộc chiến giữa nike và adidas đến bao giờ ngừng

Cuối cùng thì mục đích của cũng là tạo ra những sản phẩm đẹp nhất, tốt nhất cho các khách hàng của mình. Và để nói về trận chiến ngôi vương này, thì vận động viên

Chúng ta đều biết về cuộc chiến huyền thoại giữa Pepsi và Cocacola trên thị trường nước giải khát, còn đối với thế giới thời trang thể thao thì nổi lên hai cái tên thương hiệu đình đám, đó là . Cuộc chiến này không chỉ dừng lại ở thị trường thể thao, mà còn cả trong giới marketing. Hai thương hiệu này cạnh tranh nhau từng mảnh thị phần, chạy đua về doanh thu, chiêu gọi nhân tài của đối thủ và tìm mọi cách để mua thông tin, ký hợp đồng với các ngôi sao nổi tiếng. Nike có Cristiano Ronaldo thì Adidas sở hữu Messi.
Trong cuộc chiến này, người tiêu dùng thực sự là những người được hưởng lợi nhiều nhất, vì tiêu chí của hai thương hiệu này là mang đến những sản phẩm chất lượng nhất cho mọi người cũng như dẫn đầu xu hướng thời trang trong ngành.

1. Biểu tượng

Nike đại diện cho Xứ sở cờ hoa, thể hiện tính cách phóng khoáng, tư duy hiện đại và khát vọng thâu tóm thế giới của người Mỹ. Nike chỉ mới bắt đầu cuộc chiến với Adidas từ năm 1994, và hiện tại họ đã bắt kịp và trở thành đối thủ đáng gờm của Adidas bằng chiến lược xây dựng thương hiệu dựa trên sức mạnh của truyền thông cùng với chiến lược tiếp thị nhãn hiệu thông qua siêu sao Ronaldo với số lượng người theo dõi khủng trên mạng xã hội.
Adidas cũng không hề kém cạnh khi có một mối quan hệ vững chắc không chỉ về mặt kinh tế với nước Đức. Ở đây chúng ta thấy được một mối quan hệ gắn bó sâu sức để tôn vinh niềm tự hào và tinh thần dân tộc. Liên đoàn bóng đá Đức đã từng từ chối hợp đồng béo bở với giá trị gấp đôi từ Nike (khoảng 50 triệu USD/năm so với 25 triệu của Adidas khi đó) để các cầu thủ tiếp tục mặc áo của Adidas.

2. Ngôi sao đại diện

Cả hai ông trùm của hai thương hiệu này đã không tiếc tiền chi trả cho việc hợp tác cùng các ngôi sao thể thao danh giá, mặc dù số tiền họ phải trả cho mỗi hợp đồng là một con số không nhỏ. Chính vì thế, cuộc chiến này đã lấn sang là một cuộc chiến trên cả sân cỏ, khi mà hai siêu sao bóng đá đại diện cho mỗi thương hiệu hiện này là ngôi sao Messi (đại diện cho Adidas) và C. Ronaldo (đại diện cho Nike).

3. Cuộc chiến không khoan nhượng

Giám đốc dịch vụ doanh nghiệp Andrew Walsh của Công ty nghiên cứu thị trường thể thao Repucom cho biết, Adidas có lợi thế hơn một chút vì hình ảnh doanh nghiệp luôn gắn liền với môn thể thao vua. Mục tiêu của hai thương hiệu này có thể thấy qua phát biểu của lãnh đạo hai bên.
Phó chủ tịch toàn cầu kiêm Giám độc mảng bóng đá của Nike – Dermott Clearly đã khẳng định: “Dù không phải là nhà tài trợ chính thức của World Cup, nhưng chúng tôi luôn có mặt tại các điểm nóng bằng cách hợp tác với các câu lạc bộ, các liên đoàn, các cầu thủ xuất sắc và các cầu thủ hạng trung. 10 đội tại World Cup 2014 bao gồm cả Brazil đều khoác áo của thương hiệu Nike, cùng hàng trăm mang giàu Nike ra sân thi đấu. Chúng tôi tự tin là mình sẽ tỏa sáng trong cũng như ngoài sân cỏ hơn bất kỳ thương hiệu nào khác.”
Trong khi đó, Giám đốc mảng bóng đá của Adidas tại Mỹ – Ernesto Bruce tuyên bố: “Mặc dù có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, nhưng chúng tôi vẫn luôn theo đuổi mục tiêu cuối cùng của mình, đó là làm cho thế giới tốt đẹp hơn thông qua thể thao.”

4. Ra sức mời gọi các nhân tài

Đây có lẽ là phần cạnh trạnh khốc liệt nhất trong 10 năm vừa qua giữa Nike và Adidas. Nike đã từng chiêu mộ được bộ 3 thiết kế khét tiếng trong làng thời trang thế giới là: Mark Miner, Marc Dolce, và thiên tài Denis Delovic – từ một nhân viên thiết kế quèn tới chức giám đốc thiết kế mảng giảy đá bóng của Nike.
Đến Mark Miner, tay chơi trẻ nhất trong bộ 3 thiết kế cũng là tác giả của hàng loạt siêu phẩm, phải kể tới là Air Force 1 lừng danh, và gã này đã rời bỏ Michael Kors để đầu quân cho Nike từ năm 2007.
Tuy nhiên đến năm 2014, do áp lực từ phía Nike, team thiết kế này đã tính toán đến chuyện rời đi, và Adidas đã nghe ngóng được thông tin này và đưa ra một ý tưởng không thể tuyệt hơn. Hãng này đã đầu tư mở studio riêng cho ba người, và bên trên treo banner quảng cáo của Adidas, về phần họ Adidas sẽ trả tiền để họ thiết kế và sản xuất những gì mình thích, miễn sao là hướng tới mục tiêu là “phản lại Nike”.

5. Thị phần

Hiện nay, Nike vẫn thống trị thị trường Bắc Mỹ với 80% thị phần, mạnh nhất là lĩnh vực giày bóng rổ, giày chạy và giày trượt ván. Trong đó doanh thu từ Mỹ và Canada đóng gớp 40% doanh thu toàn cầu, có thể nói Mắc Mỹ là thị trường không có đối thủ của Nike.
Bị áp đảo ở thị trường Bắc Mỹ, nên Adidas đã khai thác mạnh vào thị trường Nga và châu Á, điều này đã đưa Adidas thành thương hiệu nổi tiếng ở những thị trường này hơn cả Nike.

Cuối cùng thì mục đích của Nike và Adidas cũng là tạo ra những sản phẩm đẹp nhất, tốt nhất cho các khách hàng của mình. Và để nói về trận chiến ngôi vương này, thì vận động viên điền kinh Steve Prefotaine – ngôi sao đầu tiên ký hợp đồng với Nike đã nói rằng: “Cuộc chiên giữa hai đại gia ngành thời trang thể thao sẽ là câu chuyện chưa có hồi kết. Chúng ta hãy chờ đợi sự bứt phá từ họ. Từ đó, những bài học kinh doanh, và marketing sẽ là những đề tài nghiên cứu quý giá cho thế hệ trẻ.”

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *