Những nghề cần biết trong nghề lập trình hiện nay
Các bạn phải hết sức để ý tới những chi tiết, đặc biệt là những chi tiết nhỏ, vì nếu bỏ qua khi có sai sót, bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm lỗi. Đồng thời, cũng cần
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đã có lúc từng nghĩ rằng nghề lập trình là một công việc thực sự mệt mỏi và nhàm chán. Vì công việc của họ chỉ xoay quanh chiếc máy tính, gõ những đoạn code hay tìm những chi tiết bị lỗi. Nhưng thực tế thì không như bạn nghĩ, nghề lập trình mang đến cho bạn rất nhiều cơ hội và thử thách.
Lập trình viên là những người thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính (phần mềm). Bằng cách thao tác các đoạn mã (các ngôn ngữ) trên các công cụ lập trình, họ có thể tạo ra các chương trình mới, sửa lỗi hay nâng cấp chương trình đó để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính.
2. Công việc của lập trình viên
Để làm ra một phần mềm người ta phải tạo ra một framework, và mỗi lập trình viên sẽ đảm nhận một phần việc, sau đó kết hợp lại để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Họ sẽ gõ những dòng lệnh (code) trên máy tính, làm ra các sản phẩm hoặc chỉnh sửa, phát triển sản phẩm dựa trên các công cụ lập trình.
3. Suy nghĩ logic
Đây là một trong những điều quan trọng nhất đối với mỗi lập trình viên. Khi bước chân vào nghề này, bạn phải có đủ nhạy bén, linh hoạt và khả năng phán xét cao để giải quyết những vấn đề. Vì thế, nếu không có khả năng suy luận logic thì bạn sẽ không thể theo đuổi nghề này được. Những đoạn code của chương trình, các vấn đề về deburg, lỗi, dấu chấm, dấu phẩy sẽ làm bạn cảm thấy nhàm chán.
4. Chú trọng tới chi tiết và xử lý vấn đề theo trình tự
Các bạn phải hết sức để ý tới những chi tiết, đặc biệt là những chi tiết nhỏ, vì nếu bỏ qua khi có sai sót, bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm lỗi. Đồng thời, cũng cần phải viết chương trình của mình một cách mạch lạc, có cấu trúc để mọi người có thể biết được những gì sẽ xảy ra tiếp theo trong chương trình của bạn.
5. Teamwork
Hầu hết công việc của lập trình viên là làm việc theo nhóm, do đó bạn phải biết cách phối hợp với những người trong nhóm để chia sẻ ý kiến của mình. Khả năng thích ứng, thuyết trình, giao tiếp là những yếu tố quan trọng trong môi trường làm việc này.
6. Kỹ năng thiết kế
Phân tích và thiết kế là hai phần công việc quan trọng của nghề lập trình. Bạn có thể phải thiết kế toàn bộ hệ thống kinh doanh, gồm: bảng lưu trữ, thông tin, các giao diện để nhập xuất thông tin hay các tài liệu kỹ thuật liên quan đến chương trình. Bạn phải đảm nhận được việc chuyển đổi các yêu cầu của các khách hàng đơn lẻ, các nhóm khách hàng và việc kinh doanh thành các ứng dụng.
Leave a Reply